BÁO GIÁ CÁC LOẠI GIẾNG KHOAN: 0986283689
Công ty chúng tôi cung cấp 2 loại giếng khoan gia đình
Φ48 vàΦ60 cụ thể nh sau :
TÌM HIỂU THÊM VỀ GIẾNG GIA ĐÌNH, KHOAN GIENG GIA DINH
– Điều kiện để khoan giếng gia đình, xem tại: ĐÂY
– Hướng dẫn cách lắp đặt củ hút sâu ( hút hồi) giếng gia đình, xem tại: ĐÂY
***Loại giếng Φ48: khoan bằng máy điện
-
Cho công suất từ 0,8 – 1,5m3/h, giá rẻ, thi công nhanh
-
Chất lượng nước trung bình, thời gian thi công từ 1-2 ngày, lấy nước ở địa tầng cát, sỏi hoặc đá.
-
Yêu cầu mặt bằng rộng 1,5m2, cao 3,5m (nếu mặt bằng không đủ thi công chúng tôi có thể khoan bằng hình thức thủ công, khoan tay với điều kiện dễ xử lý).
-
Các yếu tố: điện (1 pha), nước (>2m3), cát vàng chèn giếng (1-2 bao) Bên gia đình phải chuẩn bị.
Giá thành loại giếng này được tính theo các mức như sau:
-
Độ sâu <= 25m : 2.800.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 25m : 3.000.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ sâu)
-
Độ sâu <= 35m : 3.200.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 35m : 3.500.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu <= 45m : 3.800.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 45m : 4.200.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu <= 50m : 4.500.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 50m : 5.000.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu > 50m : giá thỏa thuận theo từng khu vực cụ thể.
*** Loại giếng Φ60 (khoan bằng máy điện)
-
Cho công suất từ 0,8 – 1,5m3/h, giá rẻ,
-
Chất lượng nước trung bình phù hợp với gia đình sử dụng, thời gian thi công từ 1-2 ngày, lấy nước ở địa tầng cát, sỏi hoặc đá.
-
Yêu cầu mặt bằng rộng 1,5m2, cao 3,5m (không đủ điều kiện có thể khoan thủ công).
-
Các yếu tố: điện (1 pha), nước (>2m3), cát vàng chèn giếng (1-2 bao) Bên gia đình phải chuẩn bị.
Loại này cho công suất từ 0,6 – 1,5m3/h phục vụ cho các gia đình đông người, cơ quan ít nhân viên, công trường thi công 20 – 30 công nhân vv… ưu điểm so với loại giếng Φ48: phụ kiện sẵn, sửa chữa dễ hơn, lưu lượng tăng 10-20%.
Giá thành loại giếng này được phân theo các mức như sau:
-
Độ sâu <= 25m : 3.000.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 25m : 3.300.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ sâu)
-
Độ sâu <= 35m : 3.500.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 35m : 3.800.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu <= 45m : 4.500.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 45m : 5.000.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu <= 50m : 5.500.000 đ (đối với giếng hút trực tiếp)
-
Độ sâu <= 50m : 6.000.000 đ (đối với giếng sử dụng hút củ hút sâu)
-
Độ sâu > 50m : giá thỏa thuận theo từng khu vực cụ thể.
*** Giếng công nghiệp có công suất trên 5 m3/h hoặc trên 70m3/ ngày đêm:
TÌM HIỂU THÊM VỀ GIẾNG CÔNG NGHIỆP:
– Điều kiện để khoan giếng công nghiệp, xem tại: ĐÂY
– Cách lắp đặt, sửa chữa máy bơm chìm giếng công nghiệp xem tại: ĐÂY
-
Giếng cong nghiep lọai này cho công suất từ 3 – 150m3/h,
-
Chất lượng nước tùy độ sâu khai thác, thời gian thi công từ 1-2 ngày với giếng cát, sỏi và 10-15 ngày với giếng đá.
-
Yêu cầu mặt bằng rộng trên 3m2, cao 4,5m (không đủ điều kiện không thể khoan thủ công).
-
Các yếu tố: điện (1 pha, 3 pha), nước (>4m3), Bên A phải chuẩn bị.
Giếng dùng cho phân xưởng, nhà máy, khu công nghiệp, sử dụng lưu lượng trên 100m3 ngày đêm.
Sử dụng giếng với đường kính ống ngoài: từ Φ110 – Φ450
Giá thành loại giếng công nghiệp này được phân theo các mức như sau:
Φ110 : lưu lượng từ 2-15m3/h, độ sâu từ 20-70m (với giếng cát, sỏi) giá từ 9 – 25 triệu/ giếng, (với giếng đá) giá từ: 70-110 triệu/giếng
Φ125 : lưu lượng từ 3-25m3/h, độ sâu từ 20-70m (với giếng cát, sỏi) giá từ 12 – 30 triệu/ giếng, (với giếng đá) giá từ: 80-140 triệu/giếng
Φ160 : lưu lượng từ 8-45m3/h, độ sâu từ 50-80m với giếng cát, sỏi giá từ 30 – 70 triệu/ giếng, với giếng đá) giá từ: 90-150 triệu/giếng
Φ219 : lưu lượng từ 10-60 m3/h, độ sâu từ 50-80m (với giếng cát, sỏi) giá từ 95-125 triệu/ giếng, (với giếng đá) giá từ: 150-200 triệu/giếng)
Φ325 : lưu lượng từ 15-120m3/h, độ sâu từ 50-80m (với giếng cát, sỏi) giá từ 130-200 triệu/ giếng, (với giếng đá) giá từ: 180-400 triệu/giếng
Lưu lượng nước dự đoán chỉ mang tính tham khảo, thực tế phải tùy vào khu vực khoan và công suất máy bơm
Quý khách có nhu cầu khoan, sửa giếng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi: 0986283689
Giếng khoan là công trình dạng hình trụ trong vỏ Trái đất có tiết diện nhỏ (thường từ 40 đến 3.000 mm) và chiều sâu lớn (thường từ vài m đến hàng nghìn m) thường là với mục đích lấy nước, dầu hay khí từ mạch nước ngầm, hay vỉa dầu, khí.
Cấu tạo của Giếng khoan:
Miệng giếng khoan: là phần bắt đầu của công trình khoan, trên mặt đất
Thành giếng khoan: là bề mặt đất đá tiếp xúc với giếng khoan, thành giếng khoan thường là các bề mặt không nhẵn do tính chất của đất đá là không hoàn toàn đồng nhất và thành giếng còn chịu tác động phá huỷ của nhiều tác động khác nhau (ma sát, dung dịch…).
Đáy giếng khoan: là phần kết thức của công trình khoan.
Trục giếng khoan: là đường qua tâm tiết diện của công trình khoan; Trục giếng khoan có thể thẳng đứng hoặc nghiêng.Tuy nhiên trục thực của giếng khoan thường là một đường cong liên tục trong không gian (không hoàn toàn trên một mặt phẳng)
Số cấp đường kính của giếng: là một số nguyên dương lớn hơn hoặc bằng 1, thông thường giếng càng sâu thì số cấp đường kính càng lớn tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào mục đích thi công giếng. Giếng có nhiều cấp đường kính được coi là giếng có cấu trúc phức tạp. Trong thiết kế người ta phải hạn chế sự thay đổi cấp đường kính trên cơ sở cân nhắc các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật.
Quá trình khoan tạo giếng khoan
Việc xây dựng công trình khoan thường bao gồm các quá trình cơ bản sau:
Phá hủy đất đá: quá trình tạo nên lỗ khoan tiến sâu vào lòng đất, sử lý trạc , gạch , vữa ở tầng trên cùng theo thiết kế bằng các phương pháp khoan như khoan xoay, khoan đập hoặc phối hợp đập – xoay.
Vận chuyển đất đá đã bị phá hủy lên bề mặt đất: làm sạch giếng khoan để tránh mùn khoan cản trở việc phá hủy đất đá tiếp theo trong khi tạo giếng khoan bằng các biện pháp cơ học, thủy lực, khí nén v..v..
Gia cố thành giếng khoan: là áp dụng các biện pháp chống sập lở thành giếng khoan trong quá trình khoan tạo lỗ và sử dụng giếng khoan bằng nước rửa giếng hoặc ống chống hay vật liệu trám xi măng giếng.
Lịch sử phát triển ngành khoan giếng
Khoan giếng đã có từ rất sớm từ những năm trước Công nguyên khi xây dựng kim tự tháp, khai thác muối ở Ai Cập, Trung Hoa. Thông thường khoan được thực hiện theo phương pháp thủ công, chủ yếu là các giếng khoan nông vài m.
Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi có động cơ hơi nước và diêzen mới sử dụng khoan bằng thiết bị máy móc đã cho phép khoan với các giếng khoan có chiều sâu lớn, tốc độ cao và lấy mẫu đất đá trong các giếng khoan.
Ở Việt Nam ngành khoan giếng đã có từ thời kỳ Pháp thuộc, các kỹ sư người Pháp đã tiến hành khoan khảo sát địa chất công trình, khoan các giếng khai thác nước ngầm cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đô thị và sản xuất bia rượu. Đến năm 1955 ngành khoan phát triến, năm 1966 có chuyên ngành khoan giảng dạy tại trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.
Mục đích của việc khoan giếng
Khoan giếng có nhiều mục đích khác nhau, cụ thể như:
Khoan thăm dò khai thác nước dưới đất: chiều sâu đến 600 m.
Khoan thăm dò khoáng sản rắn: chiều sâu đến khoảng 4000 m.
Khoan bắn mìn trong gương lò: chiều sâu đến vài m.
Khoan thăm dò khai thác dầu khí: chiều sâu đến vài nghìn m.
Khoan địa chất công trình: chiều sâu vài chục m.
Đối với một số nơi, một số khu vực khi mà nguồn nước sạch không thể được khai thác và cung cấp đến tận nơi người dùng thì giếng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Giếng sẽ giúp cho người dân có thể dễ dàng khai thác được phần nước sạch ở phần nước ngầm luôn chảy ngầm bên dưới các lớp đất đá. Giúp cho người dân có được nguồn nước sạch và luôn đảm bảo về khả năng sinh hoạt vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó việc thiếu nước sinh hoạt, tưới tiêu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và chăn nuôi lẫn cây trồng.
Điều cần chú ý trước khi khoan giếng.
Để có được một cái giếng chuẩn, đúng cách thì việc chuẩn bị kiểm tra và quan sát địa chất khu vực là một trong những yếu tố hàng đầu cho chất lượng của chiếc giếng. Để đào được một chiếc giếng thì điều chú ý đó chính là phải tính toán được mạch nước ngầm đang vận hành bên trong lòng đất. Đây là một trong những bước làm vô cùng quan trọng nhất trong việc đào giếng. Nếu không tìm được mạch nước ngầm thì khả năng đào được giếng nước là rất thấp và gây tốn kém cho người đào giếng nước.
Đối với việc tìm mạch nước thì cần đến những người thợ lành nghề trong việc nhận định các địa chất bên dưới. Họ có khả năng quan sát vị trí địa chất, hệ sinh thái xung quanh để dự đoán mạch nước ngầm. Đôi khi họ cũng sử dụng mạch nước ngầm của những chiếc giếng lân cận để dự đoán được dòng chảy của mạch nước ngầm có chạy qua hay không. Việc tham khảo những người lớn, người có kinh nghiệm trong làng cũng là một phương pháp để giúp cho bạn có một chiếc giếng như ý muống.
Ngoài ra, cần ghi nhớ khi làm giếng đó chính là việc căn chỉnh vị trí của chiếc giếng. Giếng nước là một mạch nước ngầm nên việc hoàn toàn có thể bị nhiễm bẩn, nhiễm độc nước do các vật chất xung quanh giếng ảnh hưởng. Nên đặt vị trí của giếng cách xa hố xí hoặc những nơi trồng cây có phân bón, thuốc trừ sâu hoặc nơi thiêu hủy xác động vật, rác để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của giếng nước. Bên cạnh đó, việc lắp đặt và khoan giếng cũng cần phải đòi hỏi được sắp xếp theo phong thủy của gia chủ và theo không gian xung quanh. Việc đào giếng khiến cho không gia tại khu vực bị thay đổi rất nhiều nên việc xem phong thủy là vô cùng cần thiết
Quy trinh và kỹ thuật khoan giếng.
Sau khi đã tìm được mạch nước ngầm sau khi đào thử thì tiếp theo đó chính là các bước khoan giếng. Nếu như ngày xưa việc khoan giếng nước là tạo ra các miệng giếng lớn và dùng xô xách. Giờ đây với sự tiếp cận của hệ thống bơm nước với các máy bơm công suất lớn thì việc khoan giếng cũng trở nên vô cùng đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Chuẩn bị.
Trước khi bắt đầu khoan giếng thì cần phải chuẩn bị dọn dẹp trên bề mặt giếng khoan một mặt phẳng trống trải để khi đặt máy khoan được chắc chắn hơn. Khi khoan thì máy sẽ có độ rung nhất định nên việc để máy trê một mặt phẳng có độ bám là cần thiết. Chuẩn bị điện đủ công suất để giúp đảm bảo máy khoan có thể hoạt động đúng cách. Nếu điện yếu thi máy khoan sẽ không thể nào hoạt động hết công suất. Nên chuẩn bị nước, cát và sỏi để phục vụ quá trình đào giếng và hậu khoan giếng.
Đặt ống bao và khoan.
Trước khi đặt mũi khoan đầu tiên xuống mặt giếng thì điều đầu tiên cần phải làm đó chính là đào lớp đất cứng ở bên trên mặt giếng để tiếng hành đóng ống bao để giúp ngăn chăn tình trạng sút lớp đất đá bên trên. Sau khi đào tới phần ống thịt thì lúc này sử dụng một loại ổng nhựa lớn to bằng đường kính lỗ khoan để làm ống bao. Sau đó, sử dụng búa hoặc vật cứng để bắt đầu đóng ống bao xuống đất. Nên ghi nhớ rằng nên cho nước ngập mặt ống để giúp cho quá trình đóng ống bao trở nên dễ dàng. Đóng ống bao ngập mặt đất để tránh tình trạng đất sụt lún vào trong quá trình khoan.
Nên chuẩn bị phần nước bơm đẩy đủ trong khi khoan bởi điều này rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quá trình tạo ra giếng. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp cho mũi khoan hoạt động dễ dàng khi có thể đẩy tốt các vật chất bên dưới máy khoan lên. Điều này giúp cho máy khoan không bị kẹt và có thể tiếp cận tiếp lớp vật chất bên dưới của lớp đất thịt. Tuy nhiên mỗi một nơi sẽ có lớp đất đá và địa chất bên dưới khác nhau. Tùy theo mỗi loại địa chất khác nhau thì người khoan giếng sẽ chọn ra một loại mũi khoan thích hợp. Thông thường lớp đầu sẽ là phần đất thịt và lớp đất bên dưới có thể là đá thì cần sử dụng các mũi doa to để lấy cắt lấy phần vật chất đá nằm bên dưới. Nếu như phần bên dưới lớp địa chất là đất, sỏi, cát thì mũi khoan nhọ nhọ để có thể đục bể được các vật chất bên dưới. Sau khi được đục bể thì các phần vật chất này sẽ được nước đẩy lên trên cho đến khi mũi khoan chạm được đến mạch nước ngầm.
Sau khi đã thực hiện xong việc khoan và lắp đặt các đường ống cho giếng hoàn thành thì tiếp tục lắp đặt máy bơm với công suất đúng theo nhu cầu sử dụng để có thể sử dụng được chiếc giếng này. Cần ghi nhớ việc phân biệt đầu bơm nước và đầu ra của nước mới có thể giải quyết được khả năng bơm của máy. Mỗi một loại giếng khác nhau sẽ phù hợp với từng loại máy bơm khác nhau. Đối với những loại máy bơm có công suất cao thì việc bơm nước cần có phần phi ống lớn đủ tốt để có thể hút kịp nước lên cho máy bơm. Nếu máy bơm có công suất quá lớn và phần ống nhỏ sẽ khiến cho lực lớn khiến dễ gây bể phần ống bên dưới và đặc biệt là phần lọc nước. Do đó, để lựa được một chiếc máy bơm đúng tiêu chuẩn thì cần phải nhờ đến sự tư vấn của các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ khoan giếng hàng đầu hiện nay.
Kiểm nghiệm sau khi lắp đặt
Sau khi đã lắp đặt xong phần máy bơm gắn với hệ thống giếng khoan. Bạn cần phải kiểm nghiệm một thời gian xem hệ thống giếng đã tốt hay chưa. Đôi khi sau khi đã lắp đặt xong nhưng chỉ cần một trục trặc bên trong như rò nước hoặc phao bơm bị trục trặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Do đó, trước khi hoàn thành hệ thống ống nước bên trong nhà thì nên kiểm tra thật kỹ để tránh tình trạng thất thoát nguồn nước ngầm.
Muốn khoan giếng nước sạch cần phải biết điều này:
Giếng nước là một trong công trình có mức độ phổ biến hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Các công trình giếng đào giúp đảm bảo cuộc sống của người dân luôn được cung cấp đầy đủ nước. Nước sẽ được cung cấp cho sinh hoạt đời sống hoặc sử dụng để tưới tiêu cho những vùng đất bị hạn hán hoặc thiếu nước nghiêm trọng. Giếng sẽ sử dụng nguồn nước ngầm bên dưới lòng đất để cho người dân sử dụng. Và điều này cũng nói lên rằng không phải giếng nước nào cũng tốt và chất lượng. Vì vậy hãy cũng xem điều gì để giúp cho bạn có thể đào được những mỏ giếng sạch.
Nhìn địa chất đoán giếng sạch
Đối với những thợ khoan giếng lành nghề hoàn toàn có thể dự đoán đâu mới là mỏ giếng nước sạch thông qua các địa chất. Các mẫu địa chất này sẽ được đẩy lên trong quá trình khoan chạm vào các mạch nước ngầm bên dưới lòng đất.
Đá
Đối với những loại được đào lên bên dưới lòng đất hoàn toàn có thể giúp chúng ta nhận biết ra được giếng có nước hay không. Đối với những vùng đất đá thì việc đá đào lên phải có bị phong hóa, đá phải có độ gồ ghề và bào mòn do nước ngầm bên dưới chảy qua. Thông thường những tảng đá báo hiệu rằng có nước ngầm bên dưới thường có màu nâu đỏ và thường bị dập vỡ. Điều này do tác động của nước với các mỏ đá vôi có chứa nhiều canxi. Và thông thường, những giếng đào ở những vị trí này thường rất sạch bởi nguồn nước rất khó nhiễm kim loại nặng như Asen hay các loại sắt, mangan…
Người thi công giếng nước hoàn toàn có thể kiểm định chất lượng của nước vô cùng đơn giản khi đào vào các mỏ giếng cát. Đặc thù của giếng cát rất dễ nhận biết khi đào lên. Đối với các cụm giếng cát có quá nhiều tạp chất lẫn bên trong sẽ khiến cho cát mất đi màu vàng vốn có mà thay vào đó sẽ lớp cát màu đen. Việc xuất hiện nhiều cát ẩm có màu sắc đen thì chắc chắn là giếng nước không được tốt và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Đối với các giếng nước cát thì lựa chọn những giếng nước có lượng cát vàng cháy hoặc cát vàng óng bởi điều này chứng minh rằng khả năng nước ngầm bên dưới lòng đất rất sạch. Đối với những dòng cát có màu vàng cháy tức vẫn còn dính một tạp chất nhưng vẫn tốt hơn so với loại cát đen.
Đối với những vùng đất có cấu tạo địa chất làm từ sỏi, đá cuội thì vẫn có thể nhìn vào màu sắc của phôi sỏi đưa lên để dự đoán chất lượng của nguồn nước phía dưới lòng đất. Đối với những dòng đá sỏi có màu sắc trắng đen thì chắc chắn nguồn nước sẽ dễ dàng bị nhiễm tạp chất và sắt. Bởi sắt bên trong nguồn nước đã biến màu sắc của sỏi thành đen . Đối với các loại sỏi có màu sắc vàng và lại chứa sỏi trắng xen kẽ thì nước nói đây có phẩm chất tốt hơn khi trong nước không có tạp chất và rất ít sắt có thể sử dụng làm nước sinh hoạt tốt. Ngoài ra, nhiều nơi còn có lượng sỏi có màu trắng thì khẳng định rằng đá nơi đây có phẩm chất tốt. Điều này rất thích hợp cho các loại giếng khoan.
Nhìn môi trường
Môi trường sống xung quanh cũng giúp cho các nhà khoán giếng có thể thẩm định được chất lượng của giếng khoan. Đối với việc giếng khoan là một trong những công trình sử dụng mạch nước ngầm. Do đó, việc quan sát môi trường sống có thể thẩm định rằng mạch nước ngầm có tốt hay không. Các mạch nước ngầm thường được hình thành do có các con suối, con sông ở gần khu vực khiến tạo ra một mạch nước ngầm trong lòng đất chảy sang một hướng thấp hơn. Hoặc vào mùa mưa, nước chảy lên bề mặt của mặt đất và thấm dần vào trong đất và hình thành các dòng chảy nhỏ và dần dần hòa vào các dòng chảy lớn hơn. Tùy theo địa hình của từng nơi sẽ có mạch nước ngầm lớn hay nhỏ.
Chính vì sự thẩm thấu của nước mưa và sông suối nên môi trường đánh dấu trở thành một phần quan trong và không thể thiếu trong việc hình các dòng chảy bên dưới lòng đất. Đối với những vùng có nguồn nước bị ô nhiễm do rác thải hoặc do sông suối bị ô nhiễm thì nước thải sẽ ngấm vào bên trong mạch nước ngầm và khiến cho mạch nước ngầm trở nên bẩn và khó có thể sử dụng được.
Các phương pháp bảo quản giếng sạch.
Đối với các mỏ giếng khoan đã bị ảnh hưởng và ô nhiễm thì cần phải thực hiện các biện pháp giúp cải thiện được khả năng cung cấp nước sạch của giếng. Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp cho nước giếng của bạn trở nên sạch hơn.
Bảo trì giếng
Đối với những chiếc giếng của mình thì để cho chúng trở nên sạch và không bị ám bẩn thì đầu tiên chúng ta phải bảo trì giếng thường xuyên. Đối với những chiếc giếng được đào thì việc bảo trì sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với giếng khoan.
– Đối với giếng đào thì bạn cần phải nạo vét hết lớp bùn đất bên dưới giếng để giúp loại bỏ đi chất cặn đóng ở giếng trong thời gian dài. Để loại bỏ được chất cặn đóng bên dưới thì việc sử dụng phèn hòa tan vào trong nước và bỏ vào gàu và thả xuống giếng. Để có thể cho phèn lan đều trong nước thì sử dụng gàu kéo mạnh trong nước giếng và để cho các chất cặn như bùn, địa chất có thể đóng cặn lại. Sau đó, khử trùng nước giếng để có thể sử dụng bằng cloramin. Và nước giếng mặt dù đã khử trùng nhưng vẫn phải tuân theo các nguyên tắc đun sôi để sử dụng nhằm bảo vệ sức khỏe của người dùng.
– Đối với các dòng giếng đào thì việc vệ sinh máy bơm và các đường ống là vô cùng cần thiết. Sau một thời gian sử dụng thì các vật chất bên trong nước giếng sẽ bắt đầu được thổi và tích tụ ngầm bên trong. Điều này khiến cho lượng địa chất tích tụ bên trong máy bơm và khiến cho nguồn nước được bơm lên bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, việc vận hành máy bơm quá lâu khiến cho các chất kim loại bên trong máy bị bào mòn và xâm nhập vào nước. Do đó, thường xuyên tháo các máy bơm và nhờ thợ lành nghề để vệ sinh và thay nhớt giúp cho máy bơm hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, nên sục khí để có thể sút rửa các đường ống dễ dàng hơn và giúp cho phần lọc bên dưới của hệ thống giếng khoan bị đánh bay và giúp cho khả năng hút nước tốt hơn.
Vệ sinh không gian
Để có một nguồn nước giếng luôn sạch thì điều quan trọng cần làm đó chính là việc luôn đảm bảo được nguồn nước ngầm phải trong trạng thái sạch. Chính nguồn nước ngầm trong trạng thái sạch sẽ giúp cho nước giếng trong. Nước ngầm được hình thành do nước mưa ngưng tụ và thấm vào bên trong lòng đất giúp tạo ra dòng chảy bên dưới. Do đó, để luôn đảm bảo nước giếng luôn trong tình trạng sạch thì việc cần làm đó chính là dọn dẹp, phát hoang ao tù nước đọng, các bãi rác xung quanh giếng để giúp cho nước bẩn sau mưa có cơ hội thâm nhập vào bên trong mạch nước ngầm. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Sử dụng máy hoặc bể lọc.
Máy lọc hoặc bể lọc là một trong những công cụ hỗ trợ vô cùng đắc lực để giúp cho bạn có được một nguồn nước sạch hiện nay. Và hiện nay có đến hai dạng lọc được người dân sử dụng đó là máy lọc và bể lọc.
– Máy lọc thật chất là một bể lọc thu nhỏ nhưng giúp cho người dùng có thể thu được nguồn nước ngay tức thời. Với kích thước nhỏ gọn và tích hợp nhiều công nghệ cao giúp cho người dùng hoàn toàn có thể tích hợp ngay trong nhà. Ngoài ra, đối với một số dòng máy lọc thì người dùng hoàn toàn có thể uống ngay tức thời sau khi đã lọc bởi vi khuẩn đã được xử lý hết.
– Riêng với phần bể lọc thì lại được sử dụng dành cho người dân sống có đất đai vườn tược. Bởi các bể lọc cần một lượng không gian lớn để có thể thiết kế được một bể xử lý và bể chứa nước sạch. Thông thường những bể này sẽ được thiết kế thành nhiều lớp để giúp lọc nước thành một nguồn nước sạch để cung cấp cho việc sinh hoạt. Bên trong một chiếc bể lọc cơ bản và giúp cho ra được một nguồn nước chất lượng thì cấu tạo cần phải có ít nhất 5 lớp cơ bản sau:
+ Sỏi lớn: Sỏi lớn có nhiệm vụ giúp cân bằng nguồn nước khi có nước chảy xuống bên dưới.
+ Cát vàng: Lớp cát này có công dụng giúp lọc và loại bỏ chất bẩn có trong nước.
+ Lớp cát thạch anh: cát thạch anh là một trong những lớp cát giúp cho người dùng.
+ Than hoạt tính: Than hoạt tính giúp khử mùi, màu trong nước một cách hiệu quả nhất.
+ Lớp sỏi cố định: Đây là một lớp sỏi giúp cố định phần ống lọc giúp nước có thể chảy sang các bể chứa nước sạch mà không bị tác động bởi các lớp địa chất bên trên.